Tin tức mới nhất

Không có bài viết.

Liên hệ với chúng tôi

Điện thoại: (+84) 365.586.748

Di động: (+84) 762.129.361

E-mail: thanhkhoinhathongminh@gmail.com

Nhà máy: Cụm CN Văn An 1, Số 350 đường Lê Thánh Tông, phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam

So sánh nhà lắp ghép và nhà xây [chức năng, tuổi thọ, chi phí hoàn thành]

Mar 01, 2024 Lượt xem: 200

Xây dựng một ngôi nhà là quyết định quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Trong thời đại mà công nghệ và kỹ thuật không ngừng phát triển, thiết kế nhà đã mang những sáng tạo, phá cách độc đáo theo nhu cầu thẩm mỹ và phong cách của từng gia chủ. Những mẫu nhà ghép kiểu mới như nhà container, nhà phi thuyền, nhà bungalow… ngày càng trở nên quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Khi so sánh nhà lắp ghép và nhà xây, ta thấy được nhiều ưu điểm của chúng để có quyết định phù hợp nhất tùy theo nhu cầu của mình. 

Thông tin chung về nhà lắp ghép và nhà xây truyền thống

Nhà lắp ghép (hay nhà lắp ráp) đang dần xuất hiện ngày càng nhiều và từng bước trở thành phương án xây dựng phổ biến trong nhiều công trình nhà ở hiện nay. Nhà lắp ghép cấu thành từ các cấu kiện riêng được thiết kế và tính toán một cách tỉ mỉ, gia công với tỉ lệ chính xác. Các thành phần (module) của mô hình nhà ghép đều được sản xuất trước tại xưởng, sau đó được vận chuyển đến nơi thi công và tiến hành lắp dựng. 

Một mô hình nhà lắp ghép hiện nay

Khác với kiểu nhà ghép kể trên, nhà xây truyền thống được xây dựng theo các quy chuẩn và trình tự truyền thống. Các giai đoạn như xây dựng thô (bao gồm các công đoạn như đào móng, đổ nền, xây tường…) đến giai đoạn hoàn thiện (gồm các công đoạn như trang trí, lắp đặt nội thất…) đều được giám sát chặt chẽ, thực hiện đúng theo bản vẽ đã được lên từ trước đó.

Kiểu nhà xây truyền thống phổ biến nhất là nhà bê tông cốt thép, được xây nên bởi khối hợp chất đất, đá, xi măng, gạch tạo nên kết cấu nhà tổng thể đồ sộ và chắc chắn. Phong cách kiến trúc thường thấy hiện nay là cổ điển, tân cổ điển…

So sánh nhà lắp ghép và nhà xây

Bạn đọc có thể có cái nhìn tổng quan về các đặc điểm của 2 kiểu nhà này theo bảng so sánh dưới đây:

TT Hạng mục so sánh Nhà lắp ghép Nhà xây
1 Cấu tạo
  • Khung nhà thép & gỗ
  • Vách lắp ghép (tôn, panel, nhôm tấm hàng không…)
  • Mái tôn hoặc nhựa, sơn phủ chống ăn mòn
  • Mái, vách bằng tấm cách nhiệt
  • Cửa nhôm, tôn panel, cửa nhựa lỏi thép
  • Chủ yếu sử dụng các vật liệu nhẹ, nhân tạo
  • Khung nhà bằng bê tông, cốt thép
  • Vách xây bằng gạch
  • Mái ngói, tôn, mái kính, tấm lợp…
  • Cửa gỗ tự nhiên, cửa sắt, cửa nhôm
  • Vật liệu chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ tự nhiên
2 Chức năng Chức năng đa dạng: Nhà ở, nhà kho hoặc kinh doanh mục đích khác, showroom, cửa hàng… Chủ yếu dùng làm nơi ở và các công trình dân dụng
3 Chất liệu Chất liệu đa dạng, kim loại, gỗ (vật liệu cấu thành chống thấm, chống ẩm tốt hơn) Xi măng, cát, đá, sỏi (phi kim)
4 Khả năng nâng cấp Nhà lắp ghép có khả năng nâng cấp, sửa chữa và mở rộng một cách dễ dàng (cấu trúc linh hoạt có thể tháo lắp). 

Nhà lắp ghép có khả năng vượt nhịp tốt, cho phép tùy chỉnh từ nâng tầng, nâng tường, hay thậm chí thay đổi vị trí cấu trúc mà không tốn nhiều chi phí.

Thường xây cố định và khó nâng cấp thêm tầng, vách nếu gia chủ không có tính toán trước.
5 Tuổi thọ Nhà lắp ghép thường có tuổi thọ tương đương với nhà bê tông. Trong suốt quá trình tồn tại, các công trình nhà ghép ít phải cải thiện, tu sửa. Nhà xây bê tông có thể sử dụng được từ khoảng 30 – 40 năm hoặc có thể lên đến 100 năm, nhưng vẫn sẽ có dấu hiệu xuống cấp.
6 Độ an toàn Độ an toàn cao cho người sử dụng, điều này cũng tùy thuộc vào giá trị đầu tư của người sử dụng và thiết kế linh hoạt của ngôi nhà. Nhà xây truyền thống an toàn và chắc chắn, nhưng sự an toàn ở đây là theo khái niệm cũ “ăn chắc mặc bền”. Ngày nay, nhờ vào công nghệ 4.0 thì độ an toàn của nhà ghép và kiểu nhà này là tương đương.
7 Chất lượng Hệ thống nền, móng, vách tường không quá phức tạp như nhà truyền thống, tiện lợi và linh hoạt trong khâu vận chuyển và thi công.

Có thể kiến tạo nhiều ý tưởng thẩm mỹ, khi được đầu tư đúng mực, nhà thầu uy tín thì chất lượng không thua kém gì nhà xây truyền thống.

Cấu tạo từ các vật liệu nặng nề, yêu cầu cao về thiết kế móng, khung, đà kiềng, hệ thống vì kèo và mái đảm bảo khả năng chịu lực và chất lượng sử dụng tốt, lâu dài.
8 Địa hình  Nhà lắp ghép dân dụng có trọng lượng nhẹ, có thể xây dựng ở những nơi có nền đất yếu. 

Có thể thay đổi được vị trí sau một thời gian nếu chủ đầu tư muốn và linh hoạt trong việc thay đổi thiết kế, diện tích.

Mô hình nhà lắp ghép có thể ứng dụng vào các công trình du lịch và xây dựng ở những vị trí có địa hình khó khăn như ven sông, ven biển, hay trên đồi…

Trong quá trình xây dựng mẫu nhà truyền thống, cần phải tìm kiếm những nền đất bằng phẳng và chắc chắn để xây dựng móng nhà.

Với những địa hình phức tạp, sẽ rất khó xây dựng nhà bê tông với thiết kế quy mô lớn, mặt bằng rộng.

9 Tác động tới môi trường Vật liệu xây dựng cho nhà lắp ghép có thể tái chế, thân thiện với môi trường.

Xây dựng nhà ghép module hiệu quả hơn và do đó tạo ra ít chất thải hơn. Việc xây dựng tại chỗ chỉ giới hạn ở việc lắp ráp nên sẽ ít bụi và tiếng ồn hơn. Lượng khí thải carbon cũng thấp hơn 38% theo nghiên cứu chỉ ra.

Nhà sau khi xây còn phải làm các thao tác thẩm mỹ, trát áo… dẫn đến bụi bặm và ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh.

Bất cứ ai từng đi ngang qua một công trường xây dựng khu dân cư đều có thể chứng kiến ​​lượng chất thải được tạo ra trong quá trình xây dựng.

Cần quan tâm đến việc hạn chế tác động môi trường, sau khi thi công cần vệ sinh xử lý rác thải xây dựng đúng cách.

10 Sự linh hoạt, tiện lợi Nhà ghép dễ dàng di chuyển và thay đổi cấu trúc

Việc có thể tháo lắp module nhà tạo sự tiện lợi, đơn giản và nhanh chóng.

Nhà có thể di dời hoặc tái sử dụng cho mục đích khác.

Nhiều mẫu nhà lắp ghép được xây dựng trên những cọc gỗ, cọc cao tạo không gian dưới sàn nhà cho hệ thống ống nước và điện. Khi muốn thực hiện các thay đổi trong quá trình theo dõi, người thực hiện sẽ không gặp vấn đề gì trong việc tiếp cận.

Cấu trúc nhà xây cố định, khó thay đổi

Nhà xây không thể di dời từ vị trí này sang vị trí khác. Vì vậy, thương khi muốn cơi nới, mở rộng thì bắt buộc phải đập đi xây lại, không có khả năng tái sử dụng cho mục đích khác.

Các công trình xây dựng tại chỗ truyền thống yêu cầu tấm bê tông lớn làm nền móng. Điều này có nghĩa là các đường ống thường được đặt vào sàn bê tông khiến việc tiếp cận trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 

11 Tính thẩm mỹ Nhờ sự linh hoạt trong quá trình thiết kế và chế tạo, nhà ghép có thể đáp ứng các yêu cầu thẩm mỹ cao mà nhà truyền thống không làm được.

Nhiều tùy chọn thiết kế và phong cách sáng tạo, phù hợp với xu hướng thời thượng. Ngôi nhà mang tính hiện đại, sáng tạo và phá cách theo sở thích cá nhân.

Tính thẩm mỹ thường bị giới hạn và bó hẹp.

Mang tính chất xây dựng truyền thống, ít sáng tạo mới trong thiết kế và phong cách.

12 Hiệu quả sử dụng năng lượng Những ngôi nhà lắp ghép được xây dựng nổi tiếng về hiệu quả sử dụng năng lượng, tiết kiệm chi phí năng lượng. Thiết kế tiết kiệm năng lượng là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng của chúng. Để đạt được hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngôi nhà truyền thống có thể cần nhiều nỗ lực hơn.
13 Chi phí Chi phí xây dựng nhà lắp ghép chỉ bằng 50% – 70% so với nhà truyền thống. 

Quá trình xây dựng nhanh chóng, dễ dàng giúp giảm bớt chi phí nhân công và các phát sinh không cần thiết.

Chi phí làm nhà truyền thống hiện nay là khá cao, nếu so với các tiện nghi và công năng nó mang lại thì chưa thật sự tương xứng với số tiền bỏ ra. Hay nói đúng hơn là lãng phí.

Quá trình thi công nhà truyền thống cần đảm bảo độ chính xác và tay nghề cao nên cần một lượng nhân công đáng kể cũng như dễ phát sinh các chi phí khác đi kèm.

14 Thời gian hoàn thiện Công trình nhà ở cần hoàn thiện nhanh để đi vào sử dụng sớm hơn. Thời gian hoàn thiện của một ngôi nhà lắp ghép dao động khoảng vài tuần cho đến 1 hoặc 2 tháng tuỳ vào quy mô xây dựng. 

Do tính chất từng phần của việc xây dựng theo mô-đun, nhiều hoạt động xây dựng của nhà lắp ghép có thể được thực hiện đồng thời, giúp giảm đáng kể thời gian hoàn thành tổng thể. 

Nhìn chung, một dự án nhà ở lắp ghép có thể được hoàn thành với thời gian ít hơn 40% so với việc sử dụng các phương pháp xây dựng công trình truyền thống.

Với nhà xây thì thời gian hoàn thiện kéo dài 3-4 tháng và thậm chí nhiều hơn thế.

Việc xây dựng nhà ghép có thể tiếp tục không bị gián đoạn ngay cả khi thời tiết khiến các nhà xây dựng tại chỗ tại một công trình xây dựng mới truyền thống không thể làm việc.

Thời gian thi công là một trong những mặt ưu thế của việc xây nhà lắp ghép so với xây dựng nhà truyền thống.

Xu hướng của nhà lắp ghép và nhà xây ở nước ta hiện nay

Với quan niệm “an cư, lạc nghiệp”, từ trước đến nay, người Việt Nam vẫn luôn chọn kiểu nhà xây bê tông cốt thép để làm nơi ở, sinh hoạt. Có thể thấy rằng, đây là kiểu thiết kế lý tưởng với điều kiện và môi trường ở nước ta. Nhà xây cố định không chỉ bền, sở hữu nhiều thiết kế đẹp mắt mà còn chịu được các tác động ngoại cảnh tốt. Một điều không khó để nhận ra là ở những vùng quê, các ngôi nhà đều có cấu trúc và thiết kế tương tự nhau. 

Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, mô hình nhà lắp ghép đã xuất hiện trên thị trường với sự đột phá mạnh mẽ và mang đến nhiều ấn tượng cho nhiều gia chủ, chủ đầu tư. Những thiết kế của nhà lắp ghép từng bước chiếm lĩnh thị trường kiến trúc Việt Nam bởi nhiều ưu điểm nổi bật mà chúng sở hữu. 

Một mẫu nhà lắp ghép xây trên địa hình dốc

Nên đầu tư nhà lắp ghép hay nhà xây?

Như những phân tích ở trên, nhà lắp ghép hay nhà xây đều có những ưu điểm nhất định. Thực tế, tùy vào nhu cầu về sở thích, mục đích xây nhà cũng như kế hoạch đầu tư kinh tế, mỗi gia chủ sẽ có lựa chọn phong cách xây dựng phù hợp. Tuy vậy, khi so sánh nhà lắp ghép và nhà xây, cần đặt lên bàn cân những tiêu chí chung để biết được kiến trúc nào có lợi thế, đáp ứng được nhu cầu và mục đích sử dụng của gia chủ, chủ đầu tư. 

Lưu ý chung dành cho các chủ đầu tư là cần xem xét địa hình, diện tích và loại kết cấu công trình đang muốn xây dựng, từ đó quyết định lựa chọn mô hình nhà lắp ghép hay nhà xây cố định kiểu truyền thống. Bên cạnh đó, chi phí là yếu tố rất quan trọng khi thực hiện bất cứ một dự án nào. Ngay từ khi bắt tay vào thiết kế, gia chủ cần phải xác định rõ nguồn kinh phí có trong tay, dự trù được số tiền cần thiết để chi trả cho công trình sắp tới. Đồng thời, việc cần thiết là phải dành ra một khoản dư để bù đắp vào các khoản phát sinh khác trong quá trình xây dựng.


Thánh Khởi là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất nhà lắp ghép thông minh tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và quy trình thi công – bàn giao chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng đưa sản phẩm tới mọi địa chỉ trên toàn quốc với mức giá hợp lý kèm theo chế độ hậu mãi vô cùng chu đáo.

Vậy nếu có nhu cầu, xin hãy gọi ngay tới hotline của chúng tôi để được tư vấn ngay lập tức.

    0762129361
    Contact